Showing posts with label benh-da-lieu. Show all posts
Showing posts with label benh-da-lieu. Show all posts

Wednesday, May 3, 2017

Chữa nổi mề đay bằng dân gian

Cách chữa nổi mề đay bằng dân gian từ những loại thảo dược thiên nhiên dễ kiếm vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện, lại có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ sự ngứa ngáy, khó chịu do bệnh mề đay gây ra. Hãy cùng tham khảo các phương pháp dân gian điều trị chứng nổi mề đay dưới đây để tạm biệt những phiền toái tới cuộc sống và công việc hàng ngày.

Cách chữa nổi mề đay bằng dân gian

Cách chữa nổi mề đay bằng dân gian
Cách chữa nổi mề đay bằng dân gian
Mề đay mẩn ngứa là dạng bệnh liên quan tới sự phản ứng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố xâm nhập, từ đó gây nên các biểu hiện điển hình như nổi sần mẩn đỏ ngoài da, nhiều mụn và rất ngứa, có thể kèm theo các dấu hiệu như buồn nôn, tụt huyết áp,...
Hầu như những triệu chứng này không mấy nguy hiểmnhưngnếu không chữa trị kịp thời, lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ vàkhá phiền toái tới cuộc sống, công việc hàng ngày vì những bất tiện trong sinh họa cho người mắc phải.
Chính vì vậy việc điều trị là việc rất cần thiết. Nếu như các loại thuốc tân dược khiến người bệnh lo lắng về những tác dụng phụ không mong muốn cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài thì những bài thuốc dân gian dưới đây lại giúp bạn thổi bay mề đay mà vô cùng an toàn cho sức khỏe.

Chữa nổi mề đay bằng giấm

Một công dụng của giấm mà ít ai biết đến là chữa nổi mề đay bằng giấm và bạn có thể sử dụng bất kỳ loại giấm nào cũng được.
Để thực hiện phương pháp này, bạn trộn 1 muỗng cà phê giấm và 1 muỗng canh nước rồi khuấy đều.
Dùng khăn ăn hoặc một miếng bông gòn thấm dung dịch rồi chấm lên vùng da bị dị ứng nổi mề đay để làm dịu cơn ngứa.

Chữa nổi mề đay bằng đu đủ

Trong đu đủ có chứa thành phần dinh dưỡng rất dồi dào, gồm lượng lớn vitamin A và C giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, các vitamin, nhất là vitamin E cùng betacarotene trong đu đủ còn giúp làm giảm các chấn thương cũng như phòng tránh các hiện tượng viêm nhiễm cho cơ thể.
Nhờ vậy mà từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng hiệu quả đu đủ để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biểu hiện của chứng mề đay. Bạn có thể tham khảo cách làm theo các hướng dẫn sau:
Chuẩn bị 100g đu đủ, 100ml giấm gạo cùng 6g gừng tươi. Lưu ý nên chọn những quả đu đủ già nhưng chưa chín hẳn, phần thịt vẫn còn có độ giòn.
Thái đu đủ và gừng tươi thành những miếng nhỏ, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun.
Đun lửa nhỏ cho đến khi thấy cạn hết giấm thì bắc ra. Chia ra làm 2 phần để ăn 2 lần trong ngày (buổi sáng và buổi chiều) để làm giảm những cơn ngứa do bệnh mề đay gây ra.
Đều đặn ăn trong 2 – 3 ngày sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, lưu ý rằng không áp dụng cách trị nổi mề đay bằng đu đủ này cho  những người đang mang thai, nguyên nhân là do chất papain có trong đu đủ. Chất này có tác dụng làm mềm thịt, sẽ làm phá hủy màng tế bào của phôi thai.

Điều trị nổi mề đay bằng bột yến mạch

Một cách chữa nổi mề đay bằng dân gian hiệu quả khác là sử dụng bột yến mạch để giảm ngứa và làm cho da mát mẻ.
Cho 1 – 2 cốc bột yến mạch mịn vào trong bồn nước ấm hoặc mát,  rồi khuấy đều để bột yến mạch hòa tan vào nước thành một màu trắng. Bạn cũng có thể cho thêm thêm 3-4 ly sữa để giảm thiểu các kích thích nổi mề đay.
Thả mình vào bồn tắm và ngâm khoảng 10 – 15 phút để có được hiệu quả như mong muốn. Đều đặn thực hiện mỗi lúc cần.
Nên nhớ không sử dụng nước lạnh hoặc nước nóng để tránh khiến tình trạng phát ban thêm khó chịu.

Lưu ý: Các cách chữa nổi mề đay bằng dân gian trên đây chỉ phù hợp với các trường hợp mề đay ở mức độ nhẹ. Với trường hợp mề đay mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, mãi không khỏi thì bạn nên đi khám và kiểm tra tại các bệnh viện da liễu để có hướng xử lý tốt nhất.
Read more

Tuesday, April 18, 2017

Bị dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?

Dị ứng nổi mề đay là căn bênh thường gặp và gây ra khá nhiều phiền toái. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căn bệnh này có khả năng di truyền nên nếu bạn mắc bệnh thì nguy cơ di truyền sang con khá cao. Không những thế, bệnh gây nên các nốt mẩn đỏ, sưng da, ngứa da có tác động không nhỏ đến học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không? Khi bị nổi mề đay dị ứng nên làm gì?

Dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?

Dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?
Dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?
Ngoài những ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như đời sống sinh hoạt, làm việc, bệnh dị ứng nổi mề đay còn gây ra nhiều hệ lụy khác không thể bỏ qua như:
Suy nhược cơ thể
Trẻ em bị dị ứng nổi mề đay thường khó chịu, quấy khóc, chán ăn, mất ngủ, nôn ói, sốt... gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến thần kinh
Người mắc dị ứng nổi mề đay dễ cảm thấy buồn phiền, mất tự tin, tâm lí rồi loạn và thậm chí còn có thể dẫn đến trầm cảm.
Gây bệnh suyễn
Có thể xem suyễn là biến chứng của bệnh mề đay khiến cho người bệnh trong cùng thời điểm sẽ phải chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Bệnh về đường hô hấp
Hiện tượng nổi mề đay nếu gây phù ở thanh quản hoặc lưỡi gà sẽ khiến bệnh nhân dễ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thở khó khè, khó thở, suy hô hấp cần phải được cấp cứu gấp để bảo vệ tính mạng.
Suy hô hấp
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nổi mề đay dị ứng bởi vì nó sẽ đặt người bệnh vào tình thế nguy cấp đến tình mạng. Người bệnh không những khó thở mà còn thở dốc, ngưng thở, có cơn co giật, không còn tỉnh táo. Khi không cấp cứu kịp thời, có thể phải đánh mất tính mạng của chính mình.
Xuất phát từ những hệ lụy khôn lường này, chuyên gia da liễu của phòng khám Đông Phương khuyên bạn không nên chủ quan với căn bệnh này. Khi có dấu hiệu dị ứng nổi mề đay hơn 4 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm theo các biểu hiện bất thường về hô hấp, sốt... tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.

Bệnh dị ứng nổi mề đay kiêng gì?

Người mắc bệnh dị ứng nổi mề đay không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, cần tránh những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, tránh sử dụng các loại xà bông hoặc sữa tắm có nhiều thành phần hóa học đồng thời áp dụng chế độ ăn hợp lí.
- Ở giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì nếu khiến đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn, nếu muối nhiều sẽ gây kích ứng đến thần kinh ngoại biên. Những điều này chính là chất xúc tác làm xuất hiện mề đay dị ứng.
- Tránh tối đa thức ăn gây kích thích như trà, bia rượu, cà phê, tiêu, ớt, thuốc lá.
- Những người có hiện tượng phù nề hay rịn nước cần giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và bớt lượng nước uống hàng ngày.
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều đạm như cua, tôm, bò, gà, lạp xưởng, đồ hộp, trứng, sữa, chocolate...
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C đồng thời ăn các thức ăn dễ tiêu để chống táo bón như cam, chanh, cà chua, mướp đắng, khoai lang…
- Trẻ em bị dị ứng nổi mề đay cần giảm sữa bò đặc, lòng trắng trứng, đường...

Dị ứng nổi mề đay là căn bệnh rất dễ tái phát, vì thế sau khi điều trị khỏi, người bệnh cần tránh tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để ngăn ngừa bệnh trở lại. Khi có dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng hơn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí phù hợp. 
Read more

Thursday, April 6, 2017

Điều trị bệnh da liễu hiệu quả từ dầu dừa

Gần đây, dầu dừa ngày càng được sử dụng thịnh hành trên thế giới. Dầu dừa làm cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất, v,v.....Có thể thấy, tác dụng mà dầu dừa mang lại là rất lớn. Không chỉ có tác dụng trong làm đẹp mà dầu dừa còn có công dụng tuyệt vời để điều trị bệnh da liễu như nấm da, các lại mụn, rụng tóc, …

Điều trị bệnh da liễu hiệu quả từ dầu dừa

Công dụng điều trị bệnh da liễu hiệu quả từ dầu dừa
Công dụng điều trị bệnh da liễu hiệu quả từ dầu dừa
Bệnh nấm da
Với tính kháng khuẩn cao, hỗn hợp dầu dừa, thảo mộc oregano hay tinh dầu trà sẽ giúp bạn loại trừ những vi khuẩn gây bệnh nấm trên da.
Mụn trứng cá
Trong dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình như axi lauric, axit capric,.. có tác dụng kháng khuẩn gây mụn trứng cá. Bạn có thể dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn hay các loại mặt nạ có chiết suất từ dầu dừa cũng giúp hạn chế mụn trứng cá.
Điều trị mụn cơm hay nốt ruồi
Bôi dầu dừa vào khu vực da có mụn cơm hoặc nốt ruồi, sau đó băng lại. Thay băng và bôi dầu dừa mỗi ngày.
Bệnh vảy nến
Chỉ cần xoa một chút dầu dừa lên vùng da bị bệnh vảy nến để diệt trừ tác nhân gây bệnh. Ngoài ra cho thêm chút tinh dầu trà để tăng khả năng chống bội nhiễm, nhiễm trùng.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Dầu dừa rất an toàn cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể dùng cho trẻ để giảm ngứa, đau hay bong da. Dầu dừa có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Đồi mồi ở người cao tuổi
Dầu dừa có tác dụng trên bất kỳ làn da có tỳ vết. Nó làm mờ đi các chấm đồi mồi và có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Bệnh Eczema
Dầu dừa làm giảm ngứa, bong da, hay khô da do bệnh eczema, vẩy nến hay viêm da gây nên.

Dầu dừa sẽ giúp tóc bạn chắc khỏe và chăm sóc tóc bị hư tổn . Mát xa dầu dừa lên da đầu, sau 10 phút gội lại bằng nước sạch. Mặt nạ chứa thành phần đầu dừa cũng có tác dụng cung cấp độ ẩm, dưỡng tóc chắc khỏe, từ đó hạn chế và điều trị rụng tóc từng mảng.
Read more

Thursday, February 9, 2017

Hiện tượng bệnh nấm da có lây không?

Chào bác sĩ. Tôi bị nấm da ở kẽ ngón chân, cứ tiếp xúc với nước là kẽ ngón chân tôi lại bị bong tróc, ngứa, có mùi hôi. Tôi đang băn khoăn bệnh nấm da có lây không? Tôi sợ lây bệnh sang con cái nên muốn bác sĩ tư vấn giúp cách phòng tránh nấm da cho cả gia đình. Tôi xin cảm ơn!
Xuân Hương (Ba Đình, HN)
Bệnh nấm da có lây không?
Bệnh nấm da có lây không?
Trả lời
Chào chị Hương!
Trước khi giải đáp thắc mắc của chị, chung tôi muốn cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi “bệnh nấm da có lây không?” về chuyên mục hỏi đáp sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời như sau:
Hiện tượng nấm da là bệnh da liễu thường gặp, nguyên nhân gây bệnh nấm là do vi khuẩn nấm có tên dermatophytes. Môi trường lý tưởng để vi nấm sinh sống và phát bệnh là những vùng da ẩm ướt, da nhiều mồ hơi như bẹn, kẽ ngón chân, tay, nách, da đầu…
Tùy theo vùng phát bệnh mà nấm da được phân thành nhiều loại khác nhau như nấm kẽ, nấm da chân ( các tổn thương do vi nấm gây ra ở vị trí giữa các ngón chân, bàn chân), nấm bẹn ( bệnh nấm ở háng, bệnh nấm da ở mông, nấm bẹn ở nam giới còn có bệnh nấm ở bìu), nấm da đầu, nấm toàn thân ( ở các bộ phận như tay, thân mình, mặt…)
Trường hợp của chị bị nấm da chân khi tiếp xúc với nước, các kẽ chân bị ẩm, là môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triên gây bệnh nấm kẽ. Triệu chứng của nấm kẽ là bàn chân bị bong da, ngứa ngay khó chịu khi chân tiếp xúc nhiều với nước, đặc biệt là các kẽ chân. Để điều trị nấm da chân dứt điểm, chị nên tới các phòng khám da liễu để kiểm tra và điều trị, tránh để bệnh phát triển dẫn tới khó khăn trong việc trị nấm da.

Bệnh nấm da có lây không?

Về việc bệnh nấm da có lây không? Nấm da là bệnh da liệu có khả năng lây nhiễm cao, đặc biệt là những ai có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như: dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, chăn màn. Ngoài ra, bệnh nấm da có thể được lây truyền từ súc vật sang người. 
Vì vậy để đảm bảo cho gia đình và các con chị không bị lây bệnh nấm, chị cần chú ý và thực hiện các việc sau:
+ Đưa cả gia đình đi khám và điều trị nấm da cùng lúc.
+ Yêu cầu người thân trong gia đình làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là sau khi vận động, lao động hoặc tiếp xúc với súc vật hay người đổ mồ hôi. Trong những ngày thời tiết nóng càng cần vệ sinh sạch sẽ.
+ Không mặc quần áo bó sát, ẩm mốc. Lựa chọn những trang phục thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi cao.
+ Chăn màn, quần áo cần được giặt sạch sẽ và phơi thật khô dưới nhiệt độ cao để tiêu diệt hết vi nấm gây bệnh nấm da.
+ Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quần áo để tránh lây nấm da cho người lành.
Để tránh lây nhiễm nấm da cho các con và gia đình, chuyên gia phòng khám đa khoa Đông Phương khuyên chị nên nhanh chóng đi điều trị nấm da chân.

Cảm ơn, chào chị Hương!
Read more